Thành viên:Another Oni/AoCF

Từ Touhou Wiki - Việt Nam
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm

Lời cảm ơn

Để hoàn thành bài hướng dẫn này, tôi, Akari no Kokoro#7803, xin được gửi lời cảm ơn đến toàn bộ những cộng sự gồm StrayBullet#4065, PippyL#4325, Stokesia#0001 và Nano-KTH#6129 vì đã hỗ trợ tôi trong cả quá trình biên soạn.
Ngoài ra, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến những người bằng hữu bên server Discord của AoCF. Tất cả bọn họ đã giúp đỡ tôi xác nhận những thông tin được sử dụng trong bài viết. Ngoài ra, những thông tin, số liệu được ghi nhận trên Wiki của AoCF đã mang lại rất nhiều lợi ích trong việc phân tích và nghiên cứu cho bài hướng dẫn này.
Thêm vào đó, cảm ơn Touhou Wiki – Việt Nam và Dự án V.N.P.A.T.C.H.R. đã đưa ra bản dịch của Touhou 15.5, giúp việc tiếp cận với game dễ dàng hơn trước. 

Lời mở đầu

Đông Phương Bằng Y Hoa là phần game thứ 15.5 của Dự án Đông Phương, do Tasogare Frontier phát triển dưới sự giám sát của ZUN. Đây là một phần game đối kháng lơ lửng (floater fighting game) phát triển từ hai phần game tiền nhiệm lần lượt là Đông Phương Tâm Ỷ Lâu và Đông Phương Thâm Bí Lục. Khác với Đông Phương Phi Tưởng Thiên Tắc, vốn ít nhiều chỉ là bản mở rộng của Đông Phương Phi Tưởng Thiên, Đông Phương Bằng Y Hoa dù vẫn còn giữ lối chơi của Đông Phương Thâm Bí Lục, mang lại những thay đổi to lớn với sự xuất hiện của cơ chế tổ đội lần đầu tiên trong lịch sử các game đối kháng chính thống của Touhou.
Tuy nhiên, do tính chất tương đối khó làm quen đối với người chơi mới của game đối kháng, chúng tôi quyết định biên soạn một bản hướng dẫn từ sơ bộ đến chuyên sâu cho những người chơi mới, đồng thời giải thích sâu hơn về những cơ chế của game và đưa ra hướng tiếp cận ổn nhất cho người đọc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những thông tin cơ bản, gợi ý chọn nhân vật và đi sâu vào các cơ chế như tổ đội, các chỉ số, combo và các lối đánh.

Danh mục viết tắt

7.5 Immaterial and Missing Power
10.5 Scarlet Weather Rhapsody
12.3 Hisoutensoku
13.5 Hopeless Masquerade
14.5 Urban Legend in Limbo
15.5 Antinomy of Common Flowers
AoCF Antinomy of Common Flowers
FTG Fighting Game
HP Health Point/ Hit Point
LC Land Cancel
LW Last Word
SP Spell Point
ULiL Urban Legend in Limbo

I. Sơ lược

Touhou Hyouibana ~ Antinomy of Common Flowers (東方憑依華 ~ Antinomy of Common Flowers, Đông Phương Bằng Y Hoa) là tựa game số 15.5 của Touhou Project và là phần Touhou thứ 25. Antinomy of Common Flowers có bản dùng thử phát hành chính thức vào ngày 07 tháng 5 năm 2017 (Reitaisai 14), bản dùng thử 2 phát hành vào Reitaisai Mùa thu 4, và bản dùng thử 3 vào trước Comiket 94. Hiện game được bán trên Steam với giá 220 000 VNĐ.
Nó còn được gọi tắt bằng danh hiệu của mình "Antinomy of Common Flowers", Touhou 15.5, hoặc ngắn nhất là bằng tên viết tắt AoCF.
Họa sĩ minh hoạ nhân vật là Harukawa Moe, tương tự như Urban Legend in Limbo. Antinomy of Common Flowers cũng là tựa game thứ ba cho một chuỗi sự kiện bắt nguồn từ Urban Legend in Limbo.
Khác với những bản trước, ở 15.5, nhân vật bay lơ lửng ở trung tâm, và di chuyển ra khỏi đó sẽ khiến người chơi trở về chính giữa sau một khoảng thời gian nhất định, tương tự như đáp xuống mặt đất sau khi bay lên. Chính vì thế, trong 15.5, hai đấu thủ có thể di chuyển linh hoạt hơn hẳn so với phần đối kháng tiền nhiệm. Trong game, nhịp độ chiến đấu nhanh hơn hẳn so với 12.3, và mỗi hiệp đấu được giới hạn trong 100 giây, giúp game không kéo dài vô hạn như một số game tiền nhiệm.
Đây là game Touhou đầu tiên có cơ chế đấu bắt cặp. Mỗi người chơi sẽ chọn một nhân vật chủ nhân và một nhân vật đầy tớ. Với 19 nhân vật trong game, người chơi có thể chọn 342 tổ hợp nhân vật khác nhau, tạo nên một lối chơi đa dạng hơn hẳn các game tiền nhiệm.
Chính nhờ cơ chế bắt cặp này, AoCF là một trong những game có độ đa dạng hoá cao, với số cặp nhân vật có thể sử dụng là cao nhất (342, vì người chơi chỉ được phép chọn tổ hợp 2 nhân vật) trong toàn bộ những bản đối kháng khác, kể cả Hisoutensoku. Chính vì thế, trong AoCF, người chơi có rất nhiều lựa chọn để thử nghiệm và tìm ra lối đánh đặc trưng của mỗi người. Không dừng lại ở đó, trong 15.5, số tổ hợp spell card có thể có đạt đến 1026 tổ hợp, mặc dù không hẳn toàn bộ tổ hợp đều hữu dụng, nhưng cũng đủ khiến mỗi trận đánh trở nên khác biệt.

II. Cơ bản

II.1. HUD

AnotherOniAoCFGuideHUD.png
1. Chân dung chủ nhân
2. Chân dung đầy tớ
3. Thanh thần bí
4. Thanh máu
5. Bộ đếm trận thắng
6. Bộ đếm giờ
7. Bài phép/Spell card
8. Thanh ngọc năng lượng
9. Thanh bài phép/Thanh spell card
10. Thanh tuyệt kỹ đặc biệt (tuỳ thuộc vào nhân vật)

II.2. Điều khiển

AnotherOniAoCFGuideMovement.png
Về phương hướng, tuyệt đại đa số cộng đồng chơi AoCF nói riêng và Touhou FTG nói chung đều sử dụng hệ 9 chữ số như trên bàn phím num lock để chỉ phương hướng. Giả định nhân vật của bạn đang nhìn về bên phải, 7 8 9 lần lượt là nhảy lên lùi về sau, nhảy lên đường thẳng và nhảy lên tiến về trước, 4 5 6 lần lượt là lùi về sau, đứng yên và tiến về trước, 1 2 3 lần lượt là nhảy xuống lùi về sau, nhảy xuống đường thẳng và nhảy xuống tiến về trước. Nếu nhân vật bạn nhìn hướng ngược lại, mọi lệnh di chuyển sẽ đối xứng qua gương. Để đơn giản hoá vấn đề, trong những bài viết ở đây, mặc định bạn đang nhìn về bên phải (tức vị trí mặc định của Player 1).
Trong 15.5, có 3 phím sử dụng để tấn công, kí hiệu lần lượt là A, B và C, một phím sử dụng cho việc lướt/đỡ, kí hiệu là D và một phím để tác chiến tổ đội, kí hiệu là E.
A (mặc định Z): Đánh thường. Đòn đánh được thi triển phụ thuộc vào khoảng cách của người chơi đến đối thủ.
B (mặc định X): Đạn mạc. Đạn có thể bị lướt bỏ khi đối phương lướt hoặc nhảy.
C (mặc định C): Tuyệt kỹ. Mỗi nhân vật có bộ tuyệt kỹ riêng. Một sỗ tuyệt kỹ được tính là cận chiến, trong khi một số được tính là đạn mạc.
Dùng B và C hao tổn 1 khối ngọc năng lượng.
D (mặc định S): Lá chắn/lướt.
Nhấn giữ phím này khi đứng yên sẽ tạo cho bạn một tấm lá chắn đẩy đối phương ra xa khi bị đánh phải. Tiêu hao ngọc năng lượng theo thời gian.
Nhấn giữ phím này cùng hướng tiến/lùi sẽ giúp bạn lướt tới hướng tương ứng (kí hiệu 66/44). Khi đang ở trên cao hoặc dưới trung tâm, bạn cũng có thể lướt tiến/lùi bằng cách trên. Lưu ý rằng lướt lùi khi ở trạng thái trên sẽ xa hơn trung tâm. Bạn có thể lướt 2 lần ở 2 hướng ngược lại trước khi trở về trung tâm.
Cũng với trường hợp trên, nhưng nếu bạn nhấn D cùng hướng chỉ định ngoài tiến/lùi sẽ cho phép bạn nhảy đúp.
Ví dụ, nếu bạn nhảy lên (j8), giữ phím 8 và nhấn D, bạn sẽ nhảy thêm lần thứ hai. Áp dụng với mọi hướng còn lại, trừ đứng yên và tiến/lùi.
Sau khi nhảy đúp, bạn vẫn có thể lướt tiến/lùi nếu muốn.
E (mặc định A): Tổ đội (Trong game gọi là thần bí). Bấm phím này để thực hiện đòn tổ đội hoặc thay đổi nhân vật. Khi ở thế trung lập, bấm E để đổi nhân vật. Đổi nhân vật trong trường hợp này không hao tổn thanh thần bí hoàn toàn/thần bí, nhưng cơ chế tổ đội sẽ bị vô hiệu hoá một thời gian ngắn khi chuyển từ đầy tớ về chủ nhân. Xem thêm mục đòn tổ đội để hiểu rõ hơn về cơ chế này.
A+B: Đòn đánh thần bí - Dùng khi thanh đầy tớ bằng hoặc trên 50% để thực hiện đòn đánh thần bí. Sau khi sử dụng bạn sẽ mất quyền điều khiển đầy tớ trong một khoảng thời gian ngắn.
B+C: Tuyên bố/Thi triển Spell - Khi thanh Spellcard của bạn đã đầy, bạn có thể bấm B+C để niệm spell. Hoạt ảnh niệm spell sẽ mất một chút thời gian và có thể bị hủy bởi đòn đánh của đối phương. Sau khi niệm bạn có thế bấm B+C thêm một lần nữa để thi triển spell. Thi triển spell sẽ hủy mọi hành động mà bạn đang thực hiện vào lúc đó (trừ đòn bóp cổ). Chỉ chủ nhân mới có thể niệm hoặc sử dụng spell.
A+C: Đòn tất sát - Khi cả thanh đầy tớ và thanh spellcard đã đầy hoàn toàn, bạn có thể bấm A+C để sử dụng đòn tất sát. Mọi đòn tất sát đều không thể bị hủy (trừ đòn lao vào của Mamizou). Đây là một đòn tấn công cực kì mạnh và được miễn nhiễm sát thương trong thời gian thi triển. Ở bản 1.10c về trước, một khi đã sử dụng thì thanh thần bí của bạn sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn cho tới hiệp sau. Từ bản 1.19β1, thanh thần bí chỉ bị tạm thời vô hiệu hoá sau khi thi triển.

II.3. Đòn đánh thần bí

Mỗi nhân vật trong trò chơi đều có một loại đòn đánh thần bí khác nhau với công dụng và sức mạnh đa dạng, hầu hết dựa trên một truyền thuyết hiện đại do AoCF là game nối tiếp sự kiện của ULiL. Khi sử dụng sẽ tiêu hao ngọc năng lượng và tạm khóa chức năng đổi nhân vật trong khoảng thời gian ngắn.
Bạn không thể tung đòn đánh thần bí khi thanh thần bí không đủ, bị khóa do tung đòn tất sát hoặc trúng spell Bằng Y Bác Đoạt "Kẻ trộm đầy tớ" của Joon.
Thông tin chi tiết về đòn đánh thần bí của mỗi nhân vật, xin hãy tham khảo các trang wiki.

II.4. Spell Card

Spell Card và Last Word ở trong 15.5 có vai trò như một chiêu thức hạng nặng dùng để chốt hạ đối phương hoặc chuyển dịch chiều hướng trận đấu có lợi về bên bạn. Mỗi nhân vật có 3 spell card bạn có thể lựa chọn lúc đầu trận. Trong game, nhân vật chủ có quyền chọn spell card trong khi đầy tớ được chọn sẵn một spell card trong game. Xét về tổng số lượng các tổ hợp spell card, game có 1026 tổ hợp, nhưng hãy nhớ rằng không phải toàn bộ tổ hợp đều khả thi khi sử dụng spell đôi.
  Sau đây là danh sách các spell card được chỉ định sẵn cho đầy tớ:
Reimu: Linh Phù "Mộng Tưởng Phong Ấn" (1st)
Marisa: Luyến Phù "Chớp lửa tối thượng" (1st)
Ichirin: Lam Phù "Mây bão mùa thu mang lời răn của Phật" (1st)
Nitori: Chiến Cơ "Bay lên! Tam Bình chiến đấu" (3rd)
Futo: Viêm Phù "Thái Ất Chân Hỏa" (2nd)
Byakuren: Thiên Phù "Chủ nhân của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới" (1st)
Kokoro: Ưu Diện "Người nước Kỉ sợ đất dưới chân" (3rd)
Miko: Tiên Phù "Đạo sĩ từ miền đất mặt trời mọc" (1st)
Koishi: Chế Ngự "Cái siêu tôi" (1st)
Kasen: Bao Phù "Cánh tay giả của Proteus" (1st)
Mokou: Diễm Phù "Cuồng phong lửa tự diệt" (1st)
Mamizou: Biến Hóa "Cánh cổng của Bách Quỷ Yêu Giới" (2nd)
Shinmyoumaru: Tiểu Chùy "Bữa tiệc hoang phí trong truyền thuyết" (1st)
Reisen: "Đạn nảy Trái Đất (Vọng âm cuồng loạn)" (3rd)
Doremy: Dương Phù "Ác mộng của Chimera" (3rd)
Sumireko: Niệm Lực "Ứng dụng niệm lực" (1st)
Tenshi: Yếu Thạch "Chiếc phễu Kaname" (1st)
Joon/Shion: Bần Phù "Siêu bom nghèo đói" (2nd)
Yukari: Thức Thần "Yakumo Ran và Chen" (2nd)
Thanh spell card được nạp khi bạn gây hoặc nhận sát thương.
Spell card trong game này gồm hai giai đoạn là tuyên bố và thi triển. Để sử dụng, bấm phím B+C khi ít nhất một thanh spell đã đầy. Trong giai đoạn tuyên bố, thanh spell card của bạn sẽ không được nạp thêm, vì thế hãy cân nhắc thời điểm tuyên bố spell card nếu bạn muốn sử dụng spell đôi. Khi kết thúc hiệp đấu, nếu bạn đã tuyên bố mà không sử dụng spell card, thanh spell card sẽ bị giảm đi một lượng bằng với giá khai triển của người chủ.
  VD: Bạn chọn Marisa, spell Chớp lửa tối thượng (1400 điểm spell) cùng với Reimu vốn có spell mặc định cho đầy tớ là Mộng Tưởng Phong Ấn (700 điểm spell), khi hết hiệp, bạn sẽ mất 1400 điểm spell card (của Mộng Tưởng Phong Ấn) nếu không thi triển. Ngược lại, nếu bạn chọn Reimu, spell Mộng tưởng phong ấn và Marisa với spell mặc định cho đầy tớ là Chớp lửa tối thượng, khi hết hiệp, bạn sẽ mất 700 điểm spell card (của Mộng Tưởng Phong Ấn) nếu không thi triển. Sau khi tuyên bố, bạn có thể bấm B+C lần nữa để bắt đầu thi triển spell card.
Để sử dụng spell đôi, bạn cần phải tuyên bố spell khi toàn bộ 2 thanh spell card được nạp đầy. Sử dụng spell card đầu tiên như bình thường. Để sử dụng spell card 2, bấm 6E trong lúc spell card 1 đang thi triển. Mỗi spell có một khoảng thời gian cho phép kích hoạt spell card 2 riêng, và chọn thời điểm kích hoạt spell card 2 cũng ảnh hưởng đến sát thương gây ra do spell card 2 sẽ làm chấm dứt spell card 1. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng spell card 2 với thời điểm chính xác để có thể gây ra lượng sát thương lớn nhất.
Cũng nên nhớ rằng, bạn không nhất thiết phải thi triển spell đôi khi có đầy 2 thanh spell. Hãy nhận định tình huống bạn đang vướng phải và lựa chọn hợp lý.

II.5. Last Word – Đòn tất sát

Đòn tất sát, đúng như cái tên của nó, là đòn kết liễu tối thượng của mỗi nhân vật. Đây là chiêu thức mạnh nhất của mỗi nhân vật, đều là đòn phản kích (reversal, những đòn đánh có frame bất tử giúp cho người chơi phản kích đòn đánh đối thủ). Nó con dao hai lưỡi có thể giúp người chơi hoặc là chiến thắng, hoặc là bại trận.
Điều kiện tiên quyết để sử dụng đòn tất sát là bạn phải ở neutral (làn giữa, không bị blockstun), 2 thanh spell card và thanh thần bí phải đầy. Sau khi sử dụng đòn tất sát, cơ chế tổ đội bị tạm khoá một thời gian, vô hiệu hoá các đòn đánh tổ đội, đòn đánh thần bí, và khả năng phục hồi máu xanh trừ khi bạn là Mokou. Đòn tất sát là một chiêu thức cực kì mạnh, nhưng cũng đầy rủi ro, bởi nếu bạn không thể kết liễu được đối phương, bạn sẽ thất thế rất nặng nề khi phần lớn những kỹ năng của bạn bị vô hiệu hoá, cạn kiệt thanh spell card.
Xét về sát thương, đòn tất sát là một trong những đòn đánh mạnh nhất trò chơi. Sức mạnh của đòn tất sát trong phiên bản hiện tại dựa vào lượng điểm spell card bạn có. Nhìn chung, rất hiếm khi nào có một spell card/một tổ hợp spell card có khả năng gây sát thương tương đương. Nhưng, thi triển spell card lại đơn giản và ít rủi ro hơn đòn tất sát rất nhiều. Vậy, việc cân nhắc sử dụng chúng như thế nào?
Để trả lời 3 câu hỏi trên, chúng ta cần phải xem xét những yếu tố gì ảnh hưởng đến việc thi triển đòn tất sát. Như đã nói ở trên, bạn phải ở neutral (làn giữa, không bị blockstun), 2 thanh spell card và thanh thần bí phải đầy. Việc neutral không phải là một vấn đề chúng ta có thể cân nhắc vì thế trận luôn thay đổi, nhưng hai yếu tố sau thì có thể xem xét được.
  Vấn đề 1: Giá của đòn tất sát.
Giá của đòn tất sát phụ thuộc vào thanh spell và thanh chiếm hữu. Thanh thần bí ở mức tối đa luôn bằng 100, không phụ thuộc vào nhân vật, vì thế nó không phải là một yếu tố quá quan trọng bởi trong thực tế, nếu không sử dụng đầy tớ, bạn rất có thể có đủ thanh thần bí khi đối phương còn thấp máu để toàn bộ các đòn tất sát có thể gây sát thương chí mạng. Như vậy, yếu tố quan trọng hơn là thanh spell.
Để sử dụng đòn tất sát, thanh spell bạn buộc phải đầy. Chính vì thế, đòn tất sát không có giá trị nhất định cho việc thi triển, và nó hoàn toàn phụ thuộc vào nhân vật bạn chơi. Nó có thể chỉ vỏn vẹn 1200 điểm spell nếu sử dụng Futo hoặc Koishi cùng Nitori, nhưng nó có thể lên đến 2900 nếu sử dụng Yukari cùng Joon. Tuy nhiên, do bản thân đòn tất sát giờ đã phụ thuộc vào lượng spell card sử dụng, nên nếu lấy Futo làm ví dụ, cô có thể có một LW tốn 1200 điểm spell (4160 sát thương ở 100% HP) đến 2600 điểm spell (5980 sát thương ở 100% HP). Đôi lúc sự chênh lệch đó có thể tạo nên sự khác biệt giữa một đòn kết liễu và một cơ hội cho đối phương phản công.

Vấn đề 2: Combo liên kết
Yếu tố thứ hai ít được nhắc đến là một combo liên kết với đòn tất sát. Không phải nhân vật nào cũng có đòn liên kết đơn giản, nên nó cũng góp phần vào việc cân nhắc lựa chọn giữa spell card và last word. Tenshi là một trong số những nhân vật có combo liên kết với đòn tất sát đơn giản nhất, khiến cô là một đối thủ đáng gờm trong việc thi triển. Yukari, ngược lại, đuọc coi là một trong số những nhân vật khó liên kết combo với đòn tất sát nhất, cộng thêm sát thương thấp và khả năng có last word với giá mắc nhất game, khiến cô không phải là một lựa chọn tốt cho chiến thuật này.

Vấn đề 3: Cách thi triển
Ngoài ra, bản thân đòn tất sát cũng đa dạng, với những cách thi triển khác nhau, khiến việc cân nhắc lựa chọn cũng là một vấn đề khó. Mokou có đòn tất sát mạnh thứ 3 game, nhưng cách thi triển chậm khiến nó là một đòn đánh khó sử dụng trừ khi hồi máu trắng khẩn cấp hoặc làm đòn phản kích. Joon có đòn tất sát không thể đỡ, nhưng tầm thi triển cực ngắn. Ngược lại, đòn tất sát của Ichirin lại không thể tấn công đối thủ ở gần cô. Đòn tất sát có thể được tính là đạn hoặc là cận chiến, cho phép bạn có thể lướt qua nhưng cũng có thể buộc bạn phải đỡ.
Chính vì thế, các bạn cần cân nhắc rất nhiều khi sử dụng đòn tất sát. Ngoài những lựa chọn gồm spell đôi và đòn tất sát ra, một số nhân vật có khả năng thi triển những spell card theo lối đặc thù, có thể thay thế được hai lựa chọn trên như Mokou với núi lửa đôi, Nitori với súng bong bóng đôi. Ngoài ra, Kẻ trộm đầy tớ của Joon cũng là một spell card mạnh vì có thể tạm thời vô hiệu hoá thanh thần bí của đối thủ.

II.6 Kí hiệu

Như đã nhắc ở mục II.2, để đơn giản hoá việc truyền đạt thông tin, người chơi thống nhất sử dụng các kí hiệu như sau (lưu ý rằng viết hoa hay viết thường đều chung một nghĩa):
+123456789: Hướng di chuyển của nhân vật nếu người chơi ở vị trí player 1. Khi ở vị trí ngược lại, hãy đảo 1 với 3, 4 với 6 và 7 với 9.
-66, 44, 88, 22: Lướt/nhảy cao. Thi triển bằng cách bấm 2 lần phím mũi tên. Có thể dùng 4D, 6D, 8D hoặc 2D thay thế.
+A: Đòn cận chiến.
+B: Đòn đạn mạc. Phối hợp với phím mũi tên (2 và 8) sẽ định hướng bắn. Đòn 6B là một đòn đánh khác biệt.
-[B]: Đòn gồng đạn, thi triển bằng cách giữ B.
-BBBB: Triển khai đạn mạc, thi triển bằng các bấm liên tục B.
+C: Đòn tuyệt kĩ. Mỗi nhân vật có ít nhất 5 tuyệt kĩ tương ứng với 5 hướng di chuyển gồm 5 (đứng yên), 4, 6, 8 và 2.
+D: Pushblock. Khi phối hợp với phím mũi tên sẽ khiến nhân vật lướt hoặc nhảy cao.
+E: Tổ đội. Xem II.2 để hiểu hơn về các chức năng của phím này.
Ngoài ra, còn có một số tiền tố cần lưu ý:
+j: Đòn đánh khi người chơi nhảy khỏi đường giữa.
VD: j5a là đòn đánh cận chiến khi đang lơ lửng ngoài đường giữa, j8b là đòn đạn mạc bắn lên trên khi ở ngoài đường giữa.
+hj và lj: Một số đòn đánh sẽ khác biệt khi người chơi ở trên hoặc dưới đường giữa. hj là khi nhảy cao hơn đường giữa, lj là khi nhảy thấp hơn đường giữa.
VD: hj6c của Nitori gây đập đất, lj6c của Nitori gây đập tường trong khi 6c là một đòn đánh hoàn toàn khác. hj2c của Sumireko là một đòn đánh khác hoàn toàn 2c và lj2c.
+c và f: Đòn 5a có một đòn khi ở xa và một đòn khi ở gần.
-c5A là đòn đánh gần. Bạn có thể ép nhân vật thi triển đòn này bằng 4A.
-f5A là đòn đánh xa. Bạn có thể ép nhân vật thi triển đòn này bằng cách lướt trước tới khi đánh (66 5A).

III. Đòn tổ đội

Điểm nổi trội nhất của 15.5 so với các phần game tiền nhiệm là cơ chế tổ đội. Cơ chế tổ đội mở ra rất nhiều lựa chọn khác nhau cho game, từ đơn thuần là sử dụng hai nhân vật để bù đáp khuyết điểm của nhau, dùng hai nhân vật để thay thế khi cần đổi chiến thuật cho đến những combo tổ đội và spell card đôi. Chính vì thế, tiềm năng của game này có thể nhận định là vô hạn với những cách phối hợp giữa chủ và tớ.
Khi người chơi ở neutral, nếu bấm E, họ sẽ đổi nhân vật. Khi đổi từ tớ sang chủ thì cơ chế này bị tạm khoá. Người chơi chỉ có thể đổi từ chủ sang tớ nếu thanh thần bí chứa ít nhất 50%. Nếu cơ chế chiếm hữu bị khoá do cạn kiệt, trúng spell “Kẻ trộm đầy tớ” của Joon hay sử dụng đòn tất sát, người chơi không thể đổi nhân vật.
Điểm thần bí là 50% khi bắt đầu trận đấu. Đánh trúng đối phương, dùng đòn bóp cổ hoặc huỷ đạn nhờ đánh trúng đối phương sẽ tạo ra những vật phẩm [H] (Hyouibana), gia tăng thanh thần bí của bạn.
Ngoài ra, phím E có những công dụng khác như:
Nếu bạn sử dụng đòn A ở làn giữa, phím 6E sẽ chuyển sang đầy tớ và bồi vào một cú đánh thường.
Nếu bạn sử dụng đòn A khi bay, phím 6E sẽ chuyển sang đầy tớ và bồi vào một cú đánh j5a thường.
Nếu bạn sử dụng đòn B, phím 6E sẽ chuyển sang đầy tớ và bồi vào một loạt đạn mạc đặc thù cho từng nhân vật.
Nếu bạn sử dụng đòn C, phím E sẽ chuyển sang đầy tớ và bồi vào một tuyệt kỹ của nhân vật đầy tớ. Để sử dụng các tuyệt kỹ khác nhau, bạn cần bấm E với phím mũi tên của tuyệt kỹ đó. VD, để chuyển từ đòn C sang 4C của đầy tớ, bạn cần bấm 4E sau khi dùng đòn C.
Thoát thân tổ đội (tag escape): Khi bị blockstun, bấm 4E để chuyển sang đầy tớ và nhảy lùi về sau, thanh thần bí bị tạm khoá. Có frame bất tử ở khoảng đầu hoạt cảnh, nhưng có frame phục hồi chậm. Hữu hiệu nếu có khoảng trống để lui về, không hữu hiệu khi bị dồn góc. Không hao tổn điểm chiếm hữu.
Bộc phá tổ đội (tag burst): Khi bị blockstun với ít nhất 50% thanh chiếm hữu, bấm 6E để tạo ra một vụ nổ không gây sát thương tương tự bùa linh kích trong 12.3 hoặc bom linh kích trong 10.5, đẩy lùi đối phương ra xa. Sử dụng toàn bộ thanh thần bí dù trúng, hụt hay bị đỡ, và có thể bị trừng phạt nếu không đánh được đối thủ. Điều này cũng khiến cho thanh thần bí bị khoá, không cho phép chuyển về, và đòn đánh tiếp theo sẽ là đòn crush nếu trúng phải hoặc đỡ phải. Thời gian phục hồi thanh thần bí phụ thuộc vào lượng điểm thần bí có sẵn khi tung đòn.
Phục hồi trên không tổ đội (tag air recovery): Khi bị ném lên không trung nhưng chưa bị choáng, bấm E với 1 phím mũi tên để phục hồi và nhảy ra hướng theo phìm mũi tên (không dùng phím mũi tên sẽ tính là nhảy lùi) tương tự như phụ hồi trên không, chỉ khác biệt ở chỗ chuyển nhân vật. Không hao tổn điểm thần bí, nhưng sẽ tạm khoá cơ chế tổ đội.
Bật dậy tổ đội (tag tech roll): Sau khi bị choáng với thanh thần bí trên 50%, bạn có thể nhảy ra ngoài với phương thức tương tự như phục hồi trên không tổ đội. Khác với thoát thân bình thường, bạn có thể thoát thân khỏi wallstun dùng cơ chế này. Không hao tổn điểm thần bí, nhưng sẽ tạm khoá cơ chế tổ đội.
Lướt không trung tổ đội (tag air dash): 6E hoặc 4E khi đang trong không trung. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này dù đã lướt không trung 2 lần.
Nhảy đôi tổ đội (tag double jump): Nhấn E khi đang ở trong không trung để nhảy đôi. Bạn chỉ có thể nhảy lên cao nếu ở trên làn giữa hoặc nhảy xuống thấp khi ở dưới lần giữa. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này dù đã nhảy đôi.
Spell đôi: Nhấn 6E khi đang thi triển spell card thứ nhất. Cần chú ý rằng sau khi thi triển spell đôi sẽ làm cạn kiệt thanh thần bí của bạn, khiến đòn đánh trúng hoặc đỡ phải tiếp theo là đòn guard crush.

IV. Chọn nhân vật

Như đã nhắc ở phần mở đầu, 15.5 có 342 tổ hợp nhân vật, vì thế, dù game chỉ có 19 đấu thủ để chọn, với người mới chơi, họ có thể bị choáng ngợp với số lượng lựa chọn có thể có. Đây là một số hướng dẫn mà người chơi có thể áp dụng để bắt đầu.
Nếu người chơi là người chưa từng tiếp xúc với thể loại game đối kháng này, đồng thời chưa biết Touhou, hãy vào chơi thử toàn bộ nhân vật ở vai trò chủ (đánh chính) ít nhất một lần để làm quen với game, đồng thời hình dung ra được lối đánh và sở thích chiến đấu của bản thân và chọn cho bản thân hai nhân vật bạn cảm thấy hợp nhất (hoặc hai nhân vật bạn cảm thấy thích nhất). Lối chiến đấu của các nhân vật được chia ra thành 5 hướng (sẽ nhắc đến sau), vì thế người chơi nên tham khảo các chú giải ở đấy để hình dung ra cách chiến đấu của mỗi nhân vật. Sau khi chọn được nhân vật mong muốn, người chơi nên tham khảo thêm một số clip chiến đấu, combo, tham khảo wiki để hiểu thêm về phương thức nhân vật của bạn hoạt động. Tuy nhiên, nếu chơi lâu và cảm thấy bản thân không còn hợp với những nhân vật bạn chọn, đừng ngại thay đổi. Không phải ai cũng có thể tìm ra lối đánh thật sự của mình vào giây phút đầu tiên.
Nếu người chơi đã tiếp xúc với game đối kháng ngoài Touhou, thì việc làm quen với game này là không quá khó khăn. Người chơi có thể tham khảo cách chọn nhân vật phía trên để bắt đầu.
Nếu người chơi đã chơi qua 14.5, thì việc làm quen với 15.5 là rất dễ dàng vì phần lớn cơ chế của hai game không có quá nhiều khác biệt, và việc chuyển đổi từ 14.5 lên 15.5 là rất nhẹ nhàng. Người chơi cũng có thể đã có nhân vật tủ của mình trong 14.5 để tạo bộ đôi cho bản thân. Dù vậy, người chơi cũng nên thử 4 (5 nếu bạn không có PS4) nhân vật mới để hiểu thêm về game.
Nếu người chơi đã chơi qua 13.5 nhưng chưa chơi qua 14.5, đây sẽ là một chuyển biến khó khăn vì nhịp độ và lối chơi của 13.5 khác rất nhiều, tuy nhiên cũng đơn giản hơn do cùng thể thức đối kháng lơ lửng. Người chơi có thể chọn nhân vật tủ của mình để chơi chính, nhưng cũng nên cẩn thận vì những thay đổi trong lối chơi và điều khiển sẽ khiến bạn rối lúc mới bắt đầu.
Nếu người chơi đã chơi qua 7.5, 10.5, 12.3 nhưng chưa chơi 13.5 và 14.5, lời khuyên tốt nhất là đừng nên suy nghĩ theo lối “phiên bản 15.5 của nhân vật tủ của bạn trong 12.3 là ai”. Hãy xem nó như một game hoàn toàn khác, và vận dụng kinh nghiệm, lối đánh trong phần game trước để chọn cho mình nhân vật tương thích. Người chơi sẽ không tốn quá nhiều thời gian để làm quen với phần này.
  19 nhân vật trong game được chia thành 5 lối đánh chính như sau:
All-rounder: Dạng nhân vật linh hoạt, đa chức năng. Mọi thứ đều trung bình, không thiên về hướng nào, cực kì linh hoạt trong lối đánh vì họ có thể thực hiền hầu hết những việc 4 nhánh còn lại có thể làm, dù không quá mạnh như những nhân vật chuyên dụng. Gồm Reimu, Marisa, Ichirin, Kasen và Tenshi.
Rushdown: Dạng nhân vật dồn ép đối phương. Cực kì nhanh, tầm đánh trung bình đến ngắn, sát thương ổn nhưng khả năng dồn góc cực tốt. Gồm Nitori, Futo, Byakuren, Mokou, Shinmyoumaru và Joon/Shion.
Stance: Dạng nhân vật có nhiều bộ kĩ năng khác nhau. Gồm: Kokoro có bộ kĩ năng thay đổi dựa trên cảm xúc, Miko có bộ kĩ năng thay đổi theo kiểu tăng sức mạnh một thể loại đòn đánh nhất định gồm áo choàng đỏ cường hoá cận chiến và áo choàng xanh cường hoá đạn, và Reisen có bộ kĩ năng thay đổi mỗi khi thanh điên loạn (insanity) đầy.
Setup: Chậm, đánh đau, cơ động kém, nhưng có đạn mạnh và duy trì lâu. Loại này thường cần cài đạn khắp nơi để đánh lừa đối thủ. Gồm Koishi và Doremy. Zoner: Dạng giữ khoảng cách. Tốc độ chậm nhưng đạn mạnh và tầm đánh cận chiến xa. Phụ thuộc vào việc giữ khoảng cách với đối phương để tấn công từ xa. Gồm Mamizou, Sumireko và Yukari.
Thông tin chi tiết về nhân vật sẽ được cập nhật trên wiki tiếng Anh và tiếng Việt.