Tenkyuu Chimata

Từ Touhou Wiki - Việt Nam
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
天弓 (てんきゅう) 千亦 (ちまた)
Tenkyuu Chimata
Chimata Tenkyuu
Tenkyuu Chimata trong Unconnected Marketeers
Vị thần của vật vô chủ
Tên gọi khác

Tenkyu Chimata

Chủng loài

Khả năng làm mất đi quyền sở hữu.

Tenkyuu Chimata (天弓 千亦 Tenkyuu Chimata) là một vị thần. Cô xuất hiện lần đầu trong Unconnected Marketeers với vai trò là boss màn 6.




Thông tin chung

Chimata là vị thần của thị trường và kinh doanh. Trong Unconnected Marketeers, sức mạnh và đức tin về cô đã bị suy giảm kể từ khi việc mua và bán mọi thứ diễn ra thường xuyên hơn mà không có sự tham gia của thị trường. Khi Megumu đến gặp cô để tỏ ý cùng thiết kế và lưu thông Thẻ năng lực, Chimata đồng ý hợp tác để lấy lại sức mạnh của mình thông qua thị trường thẻ bài đó (mà theo Chimata là những nghi thức thờ cúng chính cô). Họ đã tạo ra và phân phối các Thẻ năng lực, gây ra dị biến trong Unconnected Marketeers.[1]

Tính cách

Trong Unconnected Marketeers, Chimata tỏ ra là một người lịch sự nhưng cũng đầy bản lĩnh và có số phận bi đát, đưa ra những tuyên bố táo bạo chẳng hạn như nhân loại sẽ "không thể tồn tại" nếu không có cô ấy, và chiến đấu với cô là "ngày tận thế", Chimata cũng cho rằng những người không muốn giao dịch là một loại tội phạm.[2]

Cô có vẻ đặc biệt quan tâm đến các quy tắc và quy định quản lý thị trường, và rất khó chịu khi chúng bị phá vỡ. Cô cáo buộc nhân vật chính muốn ăn cắp và độc quyền các thẻ sau khi cô từ chối giao dịch với cô, và ngăn cản những người đặt mục tiêu lợi nhuận theo các nghi lễ và quy định mà cô yêu thích.[2]

Năng lực

Khả năng làm mất đi quyền sở hữu

Khả năng của Chimata cho phép người khác từ bỏ quyền sở hữu của họ với một vật phẩm. Khi không có nghi thức, một vật phẩm nhất định vẫn sẽ được kết nối với chủ sở hữu ban đầu, chẳng hạn như trường hợp ai đó đánh mất, ném đi hoặc cho đi một thứ gì đó. Chỉ trong một cuộc trao đổi công bằng mà cả hai bên tham gia đều sẵn sàng thì việc chuyển giao quyền sở hữu mới diễn ra.[1]

Vì sức mạnh của cô ấy gắn liền trực tiếp với sự tồn tại của các thị trường vật chất, nó ngày càng giảm dần do sự xuất hiện của những thứ như thương mại trực tuyến ở Thế giới bên ngoài, điều này đã thúc đẩy Chimata tìm cách thiết lập thị trường của riêng mình ở Ảo Tưởng Hương.[1]

Thiết kế nhân vật

Tên gọi

Ý nghĩa các chữ trong họ của cô:

  • ten (, "Thiên" trong "bầu trời").
  • kyuu (, "Cung" trong "cung tên").

Nó được viết theo phương ngữ Trung Quốc có nghĩa là "cầu vồng".

Ý nghĩa các chữ trong tên của cô:

  • chi (, "Thiên" tức là "một nghìn").
  • mata (, "Diệc" tức là "lặp lại").

"Chimata" cũng có thể được viết là , "Hạng" có nghĩa là "lối đi công cộng", "ngã tư". Có thể do địa vị của cô ấy là một vị thần của thị trường, là những nơi công cộng, nơi tụ tập của đủ loại người.

Ngoại hình

Thiết kế của Chimata nói đến sức mạnh cầu vồng của cô ấy, với chiếc váy của cô ấy dường như là một mảnh vải nhiều màu được ghép lại với nhau bằng những khóa và dây kéo vàng, giống kính màu ghép hiện đại, đôi bốt màu hường với những chiếc nơ trắng, và chiếc băng đô trên tóc của cô ấy phát sáng với bảy sắc cầu vồng rực rỡ. Cô ấy cũng mặc một chiếc áo choàng dài mặt ngoài trắng với bên trong là bầu trời trong xanh với mây rải rác. Trên thắt lưng, Chimata có một chiếc ví đựng tiền xu.

Nghi vấn và giả thuyết

※ Cảnh báo: Tất cả thông tin trong mục này, ngoại trừ các bằng chứng, đều không hề mang tính chính thức. ※
Về hình mẫu tạo nên nhân vật

Chimata có thể dựa trên Ichigami (市神, Thị Thần) trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Thay vì là vị thần của tiền bạc hay kinh tế, thì họ giống với các vị thần của thị trường vật chất, hay sự trao đổi và buôn bán hơn. Ichigami cũng được tôn thờ như những người bảo vệ các hoạt động thương mại và an ninh của các khu chợ. Khi các khu chợ truyền thống suy tàn ở Nhật Bản ngày nay, niềm tin vào họ cũng giảm theo.

Cụ thể, họ là thần của các khu chợ "đặc biệt" (trái ngược với một cái gì đó giống như chợ nông sản thông thường), trong Unconnected Marketeers được biểu thị bằng Cầu vồng mặt trăng. Bởi vì điều này, các Ichigami cũng có thể dựa trên một phong tục Nhật Bản thời trung cổ đã bị lãng quên từ lâu là họp chợ khi có cầu vồng. Người ta tin rằng ranh giới giữa thế giới con người và thế giới của các vị thần nằm bên dưới cầu vồng, vì vậy việc tổ chức phiên chợ dưới cầu vồng sẽ làm hài lòng các vị thần, bởi vì họ tạm thời nhận được tất cả những gì đang được bán ở đó.

Vai trò

※ Cảnh báo: Tiết lộ cốt truyện. ※

Các mối quan hệ

Iizunamaru Megumu

Megumu là đối tác kinh doanh của Chimata trong việc tạo ra thị trường thẻ năng lực. Mối quan hệ của họ luôn căng thẳng, vì Megumu chỉ tìm cách lợi dụng sức mạnh của Chimata để thúc đẩy lợi ích của xã hội thiên cẩu, và họ trở thành thù địch hoàn toàn vào cuối sự kiện của Unconnected Marketeers.

Kudamaki Tsukasa

Tsukasa dường như là cấp dưới của Chimata, và nói chuyện với cô ấy rất lịch sự. Tsukasa báo cáo việc Megumu phản bội với Chimata, nhưng có vẻ như Tsukasa là gián điệp hai mang. Chimata dường như phần nào nhận thấy được điều này, một cách thô lỗ đuổi Tsukasa đi khi cô nhận ra động cơ thực sự của Tsukasa.

Các mối quan hệ nhỏ

Himemushi Momoyo

Hai người cũng là đối tác của nhau, mặc dù không có nhiều thông tin về mối quan hệ của họ. Vì Momoyo và Iizunamaru Megumu là bạn và cả Chimata và Momoyo đều không đề cập đến người kia. Chỉ biết là Momoyo cũng là một trong 4 người giao dịch Thẻ năng lực đầu tiên dưới ánh trăng cầu vồng cùng với Chimata, và Momoyo rất phấn kích trước khả năng mà những tấm thẻ đạt được. [1]

Kawashiro Nitori

Nitori được cho là đã trở thành người cộng tác với Chimata trong sự kiện của 100th Black Market, cả hai cùng hợp tác để tìm cách đóng cửa chợ đen. Sau khi chiến đấu với Kirisame Marisa, Chimata chỉ Marisa đến gặp Nitori tại Thủ Thỉ Thần Xã, vì tin rằng cô ấy có thể giúp đỡ.

Spell Card

Các spell card của Chimata lấy chủ đề về cầu vồng và sự trao đổi buôn bán.

Bên lề

  • Tư thế của Chimata trong Unconnected Marketeers làm liên tưởng đến ký hiệu đô la, với cánh tay tạo hình chữ S và các ngón tay xấp xỉ với nét dọc.
  • Bóng của Chimata được nhìn thấy trên trang bìa của trò chơi. Điều thú vị là ở đó cô nắm chặt bàn tay phải của mình như một nắm đấm, trong khi trong trò chơi lại thấy cô chỉ ngón trỏ của mình lên trên.
  • Cuộc đối thoại của Chimata dường như ám chỉ khái niệm kinh tế "Bàn tay vô hình" do Adam Smith đưa ra. Lý thuyết cho rằng chính sự ảnh hưởng của Chúa, bàn tay của Chúa, hướng dẫn và kiểm soát thị trường.

Fandom

※ Cảnh báo: Bất kỳ chi tiết nào được mô tả trong mục này đều hoàn toàn là hư cấu và không phải là các thông tin chính thức của nhân vật ※

Thông tin cá nhân


Thư viện ảnh

Sprite

Chú thích