Mountain of Faith

Từ Touhou Wiki - Việt Nam
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
東方風神録 (とうほうふうじんろく)
Mountain of Faith
Mountain of Faith
Nhà phát triển
Nhà phát hành
Thời điểm phát hành

Bản dùng thử 0.01a: 20/5/2007 Bản dùng thử 0.02a: 26/7/2007 Bản chính thức: 17/8/2007 (C72)

Thể loại

Bắn danmaku màn hình dọc một người chơi

Lối chơi

Người chơi đơn chơi cốt truyện.

Nền tảng
Yêu cầu
  • Pentium 1GHz
  • 413MB ổ cứng
  • Direct3D
  • DirectX 9
  • DirectSound
  • 128MB RAM
  • 32MB VRAM
Trang chính thức

Touhou Fuujinroku ~ Mountain of Faith (東方風神録 ~ Mountain of Faith, "Đông Phương Phong Thần Lục")[1] là tựa game thứ 10 trong dòng game chính thức Touhou Project và là sản phẩm Touhou thứ 12. Đây cũng là tựa game đầu tiên trong "thế hệ 2", sử dụng hệ thống mới.

Nó còn được gọi tắt bằng danh hiệu của mình "Mountain of Faith", Touhou 10, hoặc ngắn nhất là bằng tên viết tắt MoF.

Lối chơi

Mountain of Faith có hai nhân vật chơi được, mỗi người có 3 loại đạn khác nhau, tuy nhiên tất cả chỉ dùng chung một loại bom duy nhất. Thu thập các khối Power tăng số lượng những vệ tinh bắn đạn quanh người chơi (tối đa là 4), những vệ tinh này bắn ra loại đạn mang khả năng đặc biệt ứng với từng lựa chọn nhân vật và cách chúng bắn tùy thuộc vào trạng thái di chuyển của người chơi.

Hệ thống tính điểm tùy thuộc vào hệ thống đức tin (Faith), thước đo đức tin của người chơi có giá trị tối thiểu là 50.000, tăng lên khi người chơi tiêu diệt kẻ địch hoặc thu thập vật phẩm và giảm dần nếu theo thời gian nếu người chơi không thực hiện hai động tác trên nữa. Thu thập các khối Faith sẽ tăng mạnh thước đo, trong khi thu thập các khối Point sẽ chỉ tăng một lượng nhỏ. Lượng đức tin ảnh hưởng trực tiếp tới điểm số của người chơi.

Thiết kế

Ý tưởng

ZUN cẩn thận xem xét trước khi bắt đầu phát triển Mountain of Faith. Sau khi ông hoàn tất và cho phát hành Shoot the Bullet ông không rõ liệu có nên làm thêm một tựa game khác và nghỉ ngơi hay không. Ông đợi một vài năm để xem liệu fandom của Touhou liệu có lụi tàn, tuy nhiên điều ngược lại đã xảy ra, và thế là ZUN bắt tay vào thực hiện Mountain of Faith.

Chủ đề của tựa game này là "các mối quan hệ của con người", ví dụ như quan hệ giữa con người và thần linh. Cốt truyện của game gắn với thần thoại về hồ Suwa [2], thứ mà ZUN biết rất rõ. Ông dùng các ý tưởng của bản thân trong câu chuyện này và kể lại nó trong game. Mặc dù vậy hầu hết cốt truyện chỉ xuất hiện vào phần cuối game. Trong game không phải cái gì cũng được lấy từ câu chuyện và các địa danh có thực, tiêu biểu là Thủ Thỉ Thần Xã, ngôi đền này vốn không được lấy từ Suwa taisha (諏訪大社, Thủ Thỉ Đại Xã) và ZUN hẳn phải tốn nhiều thời gian nghiên cứu để tạo ra nó.

Một năm trước khi phát hành, ông đã trả lời trong phỏng vấn rằng ông đã bắt đầu lại từ đầu với trò chơi này. Điều này là để ngăn việc game trở nên quá phức tạp vì dùng đi dùng lại cùng một loại hệ thống [3].

Tên gọi

Trong tên tiếng Nhật của game:

  • Từ 風 (fuu, "Phong", nghĩa là "gió")
  • Từ 神 (jin, "Thần", trong "thần linh")
  • Từ 録 (roku, "Lục", có nghĩa là "màn sương" nhưng cũng có nghĩa là "bản ghi chép")

Ở đây có thể dịch tên tiếng Nhật của game là "Những ghi chép của thần gió phương Đông". Danh hiệu tiếng Anh của game Mountain of Faith nghĩa là "ngọn núi của đức tin".

Sơ lược cốt truyện

Vào mùa thu ở Ảo Tưởng Hương. Một người lạ tới Bác Lệ Thần Xã và nói rằng ngôi đền này tốt nhất nên đóng cửa. Hakurei Reimu không muốn điều đó xảy ra và cô cùng Kirisame Marisa đã lên đường để tìm hiểu sự việc này. Từ điểm xuất phát họ đã băng qua rừng đại ngàn Yêu Quái, lên núi Yêu quái và chạm mặt với những thần bí ẩn vừa đến định cư ở đây.

Trong màn Extra nhân vật chính một lần nữa quay trở lại ngôi đền trên núi, và đối đầu với vị thần còn lại của đền vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài.

Nhân vật

Nhân vật chơi được
※ Cảnh báo: Tiết lộ cốt truyện. ※

Âm nhạc

Mountain of Faith có tổng cộng 18 bài nhạc, tất cả chúng đều có thể được nghe trong phòng nhạc. Khi tạo ra những bài nhạc này, ZUN cố gắng thêm cảm giác về Nhật Bản vào trong chúng và ông nói những bài nhạc này đặc biệt hoài cổ như chính bản thân tựa game này. Bản nhạc tại màn hình chính của game là bản soạn lại của bài "Theme of Eastern Story" (テーマ・オブ・イースタンストーリー) trong Akyuu's Untouched Score vol.5.

Đây là lần đầu tiên bài "Player's Score" (プレイヤーズスコア), được làm gần giống với giai điệu của bài nhạc của Yasaka Kanako "The Venerable Ancient Battlefield ~ Suwa Foughten Field" (神さびた古戦場 ~ Suwa Foughten Field), được sử dụng trong Touhou Project. ZUN nói rằng ông nghĩ sẽ rất cô đơn nếu lúc đó không có bất kỳ âm thanh nào, nhưng cuối cùng lại vô tình khiến lúc đó càng trở nên cô đơn hơn. Bài nhạc này sau đó xuất hiện lại ở Subterranean Animism, Undefined Fantastic Object, xuất hiện dưới dạng bản phối khí ở Fairy Wars, Ten Desires, Double Dealing Character, Legacy of Lunatic KingdomHidden Star in Four Seasons. Tuy nhiên chúng không có trong phòng nhạc của các game đó.

Một số bài nhạc sau đó được dùng lại trong những tựa game và đĩa CD tiếp theo. Ví dụ như trong Touhou Hisoutensoku thì bản soạn lại của U2 Akiyama bài "Faith is for the Transient People" (信仰は儚き人間の為に) một lần nữa được dùng làm nhạc nền của Kochiya Sanae. Trong khi bản nhạc nền màn Extra "Tomorrow will be Special; Yesterday was Not" (明日ハレの日、ケの昨日) được soạn lại cũng bởi U2 lại được dùng làm nhạc nền cho Moriya Suwako, nó sau đó cũng được xuất hiện trong album nhạc tổng hợp thứ 5.5 của ZUN tên Unknown Flower, Mesmerizing Journey với phiên bản đã được sửa đổi một chút ít. Ngoài ra Hopeless Masquerade cũng có bản soạn lại nhạc nền của Kawashiro Nitori, bài "Akutagawa Ryuunosuke's "Kappa" ~ Candid Friend" (芥川龍之介の河童 ~ Candid Friend), nó cũng được thực hiện bởi U2.

Nhạc nền của Shameimaru Aya "Youkai Mountain ~ Mysterious Mountain" (妖怪の山 ~ Mysterious Mountain) sau này xuất hiện lại trong Double Spoiler (với một chút sửa đổi nhỏ) và Impossible Spell Card.

Bản Việt hoá

Touhou Patch Center (http://srv.thpatch.net/)

Liên kết ngoài

Chính thức

Không chính thức

Chú thích

  1. Một cụm romanji khác thay thế cho Fuujinroku là Huujinroku, xuất hiện trong phần credit.
  2. https://en.wikipedia.org/wiki/Suwa,_Nagano
  3. Nguyên bản cuộc phỏng vấn với ZUN (原作ZUN氏インタビュー). Magazine (ComicREX). Tháng 7 năm 2007.