Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Joutouguu Mayumi”

Từ Touhou Wiki - Việt Nam
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Dòng 87: Dòng 87:
Mayumi dựa trên những vật thể được dùng trong tang lễ được gọi là những [https://en.wikipedia.org/wiki/Haniwa thực luân], những tác phẩm bằng đất sét được chôn cùng với những người đã khuất thuộc dòng dõi cao sang vào [https://vi.wikipedia.org/wiki/Thời_kỳ_Kofun thời đại Cổ Phần]. Tư thế đứng của cô dường như là để đặc biệt gợi nhắc đến [https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bb/Warrior_in_Keiko_Armor%2C_National_Treasure%2C_Kofun_period%2C_6th_century%2C_haniwa_%28terracotta_tomb_figurine%29_from_Iizuka-machi%2C_Ota-shi%2C_Gunma_-_Tokyo_National_Museum_-_DSC06425.JPG chiến binh thực luân được khai quật ở Ōta], một trong những Bảo vật Quốc gia của Nhật Bản.
Mayumi dựa trên những vật thể được dùng trong tang lễ được gọi là những [https://en.wikipedia.org/wiki/Haniwa thực luân], những tác phẩm bằng đất sét được chôn cùng với những người đã khuất thuộc dòng dõi cao sang vào [https://vi.wikipedia.org/wiki/Thời_kỳ_Kofun thời đại Cổ Phần]. Tư thế đứng của cô dường như là để đặc biệt gợi nhắc đến [https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bb/Warrior_in_Keiko_Armor%2C_National_Treasure%2C_Kofun_period%2C_6th_century%2C_haniwa_%28terracotta_tomb_figurine%29_from_Iizuka-machi%2C_Ota-shi%2C_Gunma_-_Tokyo_National_Museum_-_DSC06425.JPG chiến binh thực luân được khai quật ở Ōta], một trong những Bảo vật Quốc gia của Nhật Bản.


Các học giả hiện đại đã phỏng đoán rằng những thực luân đã được người xưa sử dụng cho mục đích tôn giáo là bảo vệ những người đã mất ở thế giới bên kia hoặc duy trì sợi dây kết nối giữa người cõi âm và người cõi dương. [https://en.wikisource.org/wiki/Nihongi:_Chronicles_of_Japan_from_the_Earliest_Times_to_A.D._697/Book_VI Nhật Bản thư kỷ] lại cho rằng các thực luân được tạo ra để thay thế cho những vật tế sống dưới thời trị vì của [https://vi.wikipedia.org/wiki/Thiên_hoàng_Suinin Thiên hoàng Suinin], vị Thiên hoàng được cho là đã đưa ra tuyên bố "Kể từ ngày hôm nay, các thực luân phải được dựng trong các ngôi mộ, và không được phép gây thương tích cho bất cứ ai". Câu chuyện kể trên được coi là hoàn toàn hư cấu, và chẳng có bất cứ bằng chứng nào về việc hiến tế người sống từng xảy ra trong các lễ chôn cất vào thời kỳ Cổ Phần <ref name="nhsk" />. Các thực luân ban đầu chỉ là những khối hình trụ đơn giản có thêm một khuôn mặt, tương tự như món vũ khí của Mayumi; nhưng dần dà theo thời gian, người xưa dần tạo ra thêm những thực luân mang hình dạng phức tạp hơn, tượng trưng cho nhà cửa, tàu thuyền, động vật, chiến binh, giáo sĩ và cả những người dân bình thường. Phần lớn những bộ phục trang được mặc ở [https://vi.wikipedia.org/wiki/Thời_kỳ_Kofun thời kỳ Cổ Phần] được các học giả thời hiện đại phục chế lại đều dùng những họa tiết mang hình dáng tương tự để tham khảo.
Các học giả hiện đại đã phỏng đoán rằng những thực luân đã được người xưa sử dụng cho mục đích tôn giáo là bảo vệ những người đã mất ở thế giới bên kia hoặc duy trì sợi dây kết nối giữa người cõi âm và người cõi dương. [https://en.wikisource.org/wiki/Nihongi:_Chronicles_of_Japan_from_the_Earliest_Times_to_A.D._697/Book_VI Nhật Bản thư kỷ] lại cho rằng các thực luân được tạo ra để thay thế cho những vật tế sống dưới thời trị vì của [https://vi.wikipedia.org/wiki/Thiên_hoàng_Suinin Thiên hoàng Suinin], vị Thiên hoàng được cho là đã đưa ra tuyên bố "Kể từ ngày hôm nay, các thực luân phải được dựng trong các ngôi mộ, và không được phép gây thương tích cho bất cứ ai". Câu chuyện kể trên được coi là hoàn toàn hư cấu, và chẳng có bất cứ bằng chứng nào về việc hiến tế người sống từng xảy ra trong các lễ chôn cất vào thời kỳ Cổ Phần <ref name="nhsk" />. Các thực luân ban đầu chỉ là những khối hình trụ đơn giản có thêm một khuôn mặt, tương tự như món vũ khí của Mayumi; nhưng dần dà theo thời gian, người xưa dần tạo ra thêm những thực luân mang hình dạng phức tạp hơn, tượng trưng cho nhà cửa, tàu thuyền, động vật, chiến binh, giáo sĩ và cả những người dân bình thường. Phần lớn những bộ phục trang được mặc ở thời kỳ Cổ Phần được các học giả thời hiện đại phục chế lại đều dùng những họa tiết mang hình dáng tương tự để tham khảo.


===Tên gọi===
===Tên gọi===

Phiên bản lúc 13:38, ngày 27 tháng 2 năm 2021

杖刀偶 (じょうとうぐう) 磨弓 (まゆみ)
Joutouguu Mayumi
Mayumi
Binh trưởng Haniwa
Tên gọi khác

Joutougu Mayumi

Chủng loài

Chuyển hóa trực tiếp lòng trung thành của bản thân thành nguồn sức mạnh

Công việc

Chỉ huy Quân đoàn Thực luân

Nơi sinh sống / hoạt động

Joutouguu Mayumi (杖刀偶 磨弓 Joutouguu Mayumi) chính là thủ lĩnh của Quân đoàn Thực luân do Haniyasushin Keiki lập nên. Cô cũng chính là boss màn 5 và midboss màn 6 trong phần game Wily Beast and Weakest Creature.




Thông tin

Mayumi xuất hiện trong phần game Wily Beast and Weakest Creature với vai trò là boss màn 5 và midboss màn 6.

Cô cũng chính là thuộc hạ thân tín nhất của Keiki, và là chỉ huy của đội quân "thần tượng" bảo vệ Vườn Nhân Loại khỏi các thế lực thù địch bên ngoài như các băng đảng hồn thú đối thủ.

Tính cách

Mayumi thuộc tuýp người lính ân cần chu đáo, luôn quan tâm lo lắng đến sự an nguy của những ai mà cô được giao nhiệm vụ phải bảo vệ, chẳng hạn như những linh hồn con người ở Vườn Nhân Loại. Cô rất sắc sảo và tinh ý khi canh gác, bằng chứng chính là việc cô mau chóng để ý đến nhân vật chính và suy luận ra được kế hoạch sử dụng một con người bằng xương bằng thịt còn sống để chống lại các thực luân của bè lũ hồn thú, sau đó tức tốc cảnh báo cho Keiki và binh lính về cuộc xâm lược Vườn Nhân Loại trong suốt các sự kiện của Wily Beast and Weakest Creature. Có vẻ như cô cũng rất say mê những màn phô diễn sức mạnh, thể hiện qua thái độ phấn khích và ấn tượng của cô trước việc nhân vật chính đủ sức đánh bại mình.

Năng lực

Chuyển hóa trực tiếp lòng trung thành của bản thân thành nguồn sức mạnh

Thiết kế

Trước khi các sự kiện trong Wily Beast and Weakest Creature diễn ra, Quân đoàn Thực luân đã dọn sạch các hồn thú khỏi Vườn Nhân Loại và tạo ra một mái ấm an toàn cho các linh hồn con người. Không chỉ vậy, họ còn thay thế hoàn toàn lực lượng lao động là những linh hồn con người ở đây nhờ vào sức bền hơn người của những người lính thợ, khả năng làm việc không cần ngơi nghỉ cũng như không thể mắc bệnh tật. Bởi vì các hồn thú không có cơ thể vật lý, chúng không thể gây ra bất cứ thiệt hại gì cho những binh lính thực luân vốn chỉ là những cái vỏ rỗng tuếch, điều đó khiến cho thủ lĩnh của các băng đảng ở Cõi Súc Sinh buộc phải nghĩ ra một kế hoạch phản công hòng đánh bại những thực luân của Keiki. Chỉ sau khi Mayumi và lính lác dưới trướng đối mặt với một con người còn sống là nhân vật chính lúc bị hồn thú chiếm hữu, cô mới bị đánh bại, dẫn đến việc các hồn thú có thể xâm nhập vào vườn.

Nguồn gốc

Mayumi dựa trên những vật thể được dùng trong tang lễ được gọi là những thực luân, những tác phẩm bằng đất sét được chôn cùng với những người đã khuất thuộc dòng dõi cao sang vào thời đại Cổ Phần. Tư thế đứng của cô dường như là để đặc biệt gợi nhắc đến chiến binh thực luân được khai quật ở Ōta, một trong những Bảo vật Quốc gia của Nhật Bản.

Các học giả hiện đại đã phỏng đoán rằng những thực luân đã được người xưa sử dụng cho mục đích tôn giáo là bảo vệ những người đã mất ở thế giới bên kia hoặc duy trì sợi dây kết nối giữa người cõi âm và người cõi dương. Nhật Bản thư kỷ lại cho rằng các thực luân được tạo ra để thay thế cho những vật tế sống dưới thời trị vì của Thiên hoàng Suinin, vị Thiên hoàng được cho là đã đưa ra tuyên bố "Kể từ ngày hôm nay, các thực luân phải được dựng trong các ngôi mộ, và không được phép gây thương tích cho bất cứ ai". Câu chuyện kể trên được coi là hoàn toàn hư cấu, và chẳng có bất cứ bằng chứng nào về việc hiến tế người sống từng xảy ra trong các lễ chôn cất vào thời kỳ Cổ Phần [1]. Các thực luân ban đầu chỉ là những khối hình trụ đơn giản có thêm một khuôn mặt, tương tự như món vũ khí của Mayumi; nhưng dần dà theo thời gian, người xưa dần tạo ra thêm những thực luân mang hình dạng phức tạp hơn, tượng trưng cho nhà cửa, tàu thuyền, động vật, chiến binh, giáo sĩ và cả những người dân bình thường. Phần lớn những bộ phục trang được mặc ở thời kỳ Cổ Phần được các học giả thời hiện đại phục chế lại đều dùng những họa tiết mang hình dáng tương tự để tham khảo.

Tên gọi

Ý nghĩa các chữ trong họ của cô:

  • jou (, "Trượng", có nghĩa là "cây gậy").
  • tou (, "Đao", có nghĩa là "cây đao").
  • guu (, "Ngẫu", trong "ngẫu nhiên").

Joutou hay shikomizue là tên một loại kiếm giấu trong gậy, và cũng là một hình thức che giấu vũ khí nói chung.

Họ của cô có thể bắt nguồn từ "Joutoujin" (杖刀人), một chức vụ được nhắc tới trong phần chữ dát vàng khắc trên thanh kiếm Inariyama, được khai quật từ mộ phần Inariyama. Họ của Mayumi có chữ guu (, trong từ 偶像 - "thần tượng") thay cho chữ jin (, "nhân", nghĩa là "con người"), ý nói cô không phải là "con người" sử dụng joutou mà là một "thần tượng" sử dụng joutou.

Chữ cũng xuất hiện trong tên của doguu (土偶), một loại tượng đất nung khác tương tự các thực luân, chủng loài của cô.

Ý nghĩa các chữ trong tên của cô:

  • ma (, "Ma", có nghĩa là "mài", "xát").
  • yumi (, "Cung", nghĩa là "cây cung").

Ngoại hình

Cô có mắt màu vàng, tóc ngắn màu vàng. Tóc của cô được thắt thành hai búi tóc bằng vải trắng buộc thành nút với vần vải dư đứng thẳng và nhô cao như một cặp tai thỏ, tóc của cô ôm vòng cung sát mặt tới gần cằm tạo cảm giác như nó là một chiếc mũ giáp.

Vai trò

※ Cảnh báo: Tiết lộ cốt truyện. ※

Các mối quan hệ

Haniyasushin Keiki
Kicchou Yachie

Spell Card

Bên lề

  • Mayumi là midboss màn 6 thứ hai không trực tiếp dẫn đến trận chiến với boss sau khi bị đánh bại. Nhân vật đầu tiên cũng như vậy là Kaenbyou Rin.

Fandom

※ Cảnh báo: Bất kỳ chi tiết nào được mô tả trong mục này đều hoàn toàn là hư cấu và không phải là các thông tin chính thức của nhân vật ※

Thông tin cá nhân


Chú thích