Haniyasushin Keiki

埴安神 (はにやすしん) 袿姫 (けいき)
Haniyasushin Keiki
Keiki
Tạo Hình Thần kiến tạo từ chốn cô lập vô viên
Chủng loài

Khả năng tạo tác các thần tượng

Nơi sinh sống / hoạt động

Haniyasushin Keiki (埴安神 袿姫 Haniyasushin Keiki) là một vị thần được các linh hồn con người triệu gọi.




Thông tin

Keiki lần đầu xuất hiện trong Wily Beast and Weakest Creature.

Tính cách

Keiki là một người khá lễ phép lịch sự, cô sẽ không chiến đấu nếu có thể tránh được việc đó.

Năng lực

Năng lực tạo tác các thần tượng

Cô có thể chế tác nên các thần tượng, các thần tượng này nhận sức sống trực tiếp từ đức tin của chính những người thờ phụng. Wily Beast and Weakest Creature cũng gián tiếp ví von năng lực này giống với việc tạo ra các ngự thần thể.

Ngoài thực luân, các thần tượng được Keiki tạo tác còn có thể lấy hình dạng của các vật thể khác liên quan đến công việc an táng cổ mộ từ thời kỳ Cổ Phần, ví dụ như chuông đồng, gương soi, bảo kiếm, và cả khúc ngọc. Theo lời Mayumi, bất cứ món đồ thủ công nào được Keiki đẽo gọt cuối cùng rồi cũng sẽ tồn tại một linh hồn cư ngụ bên trong.

Thiết kế

Ý tưởng

Có vẻ như Keiki được lên ý tưởng dựa trên thần Haniyasu (ハニヤス), một vị thần của đất đai, nông nghiệp và nghề gốm thủ công trong Thần đạo. Theo Cổ sự ký thì khi nữ thần Izanami qua đời sau khi hạ sinh thần lửa Kagu-tsuchi, nhiều vị thần khác cũng được sinh ra từ phần xác thịt còn lại của nữ thần Izanami, trong đó có hai vị thần đất ra đời từ phân của người, bao gồm: một nam thần là Haniyasubiko no Kami (波邇夜須毘古神) và một nữ thần là Haniyasuhime no Kami (波邇夜須毘売神). Cả hai vị thần này thường ở chung trong một thực thể độc nhất được biết đến với cái tên Haniyasu. Còn trong Nhật Bản thư kỷ, thay vì hai thì chỉ có một vị thần duy nhất ra đời, đó chính là nữ thần Haniyamahime.

Nhiều miếu thờ thần Haniyasu nổi tiếng nhờ những cổ mộ dạng gò đất độc đáo được trang trí công phu (装飾古墳, Trang Sức Cổ Phần), nằm rải rác trên khắp tỉnh Fukuoka. Một số món đồ trang trí được tìm thấy trong những ngôi mộ này giống với các hoa văn trên mép váy cũng như đầu ống tay áo của Keiki.

Váy áo của Keiki được dựa trên một dòng trang phục được gọi là "vu nữ thực luân", đại diện cho các nữ tu hay những bà đồng, và loại trang phục này thường được dùng làm cơ sở để tái kiến thiết dòng phục trang của phụ nữ thời kỳ Cổ Phần. Cả bộ váy áo bất đối xứng cùng chiếc khăn trùm đầu Keiki mặc trên người đều là những nét đặc điểm chung của loại trang phục thực luân này.

Trên cổ cô là một chuỗi tràng hạt được xâu chuỗi từ những viên khúc ngọc, một loại hạt hình dấu phẩy thường được chế tác nhiều vào giữa thời đại Thằng Văn và thời đại Cổ Phần. Ban đầu, loại hạt này được mang trên người như một loại đồ trang sức bình thường nhưng về sau, chúng trở thành những món vật dụng trong lễ nghi và là biểu tượng của thần thánh.

Tên gọi

Họ tên đầy đủ của cô là Haniyasushin Keiki (埴安神 袿姫).

Ý nghĩa các chữ trong họ của cô:

  • hani (, "Thực", nghĩa là "đất sét").
  • yasu (, "An", trong "bình an").
  • shin (, "Thần").

Haniyasu (埴安) cũng chính là tên của vị thần đã mang đến ý tưởng để tạo nên Keiki. Chữ cuối trong họ của cô, shin (神), cũng thường hiện diện nhiều trong tên của các vị thần thuộc Thần đạo.

Ý nghĩa các chữ trong tên của cô:

  • kei (, "Khuê", ám chỉ uchigi).
  • ki (, "Cơ", nghĩa là "công chúa" hay "tiểu thư con nhà quý tộc").

Uchigi là một chiếc áo choàng lụa sặc sỡ, thường được mặc nhiều lớp như là một phần của một loại trang phục gọi là jūnihitoe, một loại váy áo trang nghiêm được mặc bởi các nữ quan thuộc Triều đình Hoàng gia Nhật Bản trong suốt thời đại Bình An, ngoài ra thì loại trang phục này còn được mặc trong các nghi lễ trang trọng như lễ đăng quang hay đám cưới.

Ngoại hình

Thiết kế phục trang của Keiki có vẻ như được dựa trên những trang phục cách tân của thời kỳ Cổ Phần. Cô đội một chiếc khăn trùm đầu màu xanh lá, giống với họa tiết hình khăn trùm trên đầu các bức tượng "vu nữ" thực luân, cả chiếc váy lẫn chiếc tạp dề của cô rất có thể cũng dựa trên trang phục của các thực luân. Những họa tiết dạng xoắn trôn ốc trên váy của cô cũng có nét tương đồng với các bức họa được vẽ trên các Trang Sức Cổ Phần ở tỉnh Fukuoka. Ngoài ra, vòng cổ của cô được xâu chuỗi từ những viên khúc ngọc đủ loại màu sắc.

Trong Wily Beast and Weakest Creature, cô cầm trên tay đủ loại dụng cụ điêu khắc đương thời.

Vai trò

※ Cảnh báo: Tiết lộ cốt truyện. ※

Các mối quan hệ

Joutouguu Mayumi

Mayumi là một trong những thần tượng được Keiki chế tác và cũng là lãnh đạo lực lượng chiến đấu của cô. Ở một trong các kết thúc của game, Mayumi thể hiện thái độ tôn kính mỗi khi nhắc đến Keiki.

Hakurei ReimuKirisame Marisa

Keiki tỏ ra thân thiện đối với các nhân vật chính ở một vài kết thúc của game, ngoài ra, cô còn đề nghị sẽ chế tác ngự thần thể cho thần Hakurei cũng như mô hình Marisa. Marisa dường như cũng có thái độ tích cực đối với Keiki, dù cô không rõ vì sao các hồn thú lại thù ghét cô ấy; cô còn đến thăm lãnh địa của Keiki sau khi các sự kiện trong trò chơi diễn ra.

Spell Card

Bên lề

Fandom

※ Cảnh báo: Bất kỳ chi tiết nào được mô tả trong mục này đều hoàn toàn là hư cấu và không phải là các thông tin chính thức của nhân vật ※

Thông tin cá nhân

Thư viện ảnh